Định mức là gì? Các loại định mức dự toán xây dựng

định mức là gì

Trong quản lý chi phí, chúng ta thường gặp khái niệm “Định mức”, định mức chi phí, định mưc kinh tế – kỹ thuật , xây dựng định mức dự toán là việc làm cần thiết để chuẩn bị xây dựng hay đấu thầu công trình. Vậy định mức là gì? Định mức của Bộ xây dựng được quy định như thế nào? Cùng Dapitale tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Định mức là gì? Định mức dự toán là gì?

Trong xây dựng, Định mức (tiếng Anh: Norm) là quy định và mức hao phí cần thiết về nguyên vật liệu, chi phí nhân công, máy móc thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng nào đó.

định mức là gì

Định mức dự toán là những số liệu quan trọng để lập dự toán và quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Việt Nam. Hiểu rõ về định mức giúp cho người xây dựng có thể dễ dàng thực hiện công tác bóc tách khối lượng và áp mã chuẩn, đầy đủ đầu việc.

Phân loại định mức trong xây dựng

Định mức kinh tế kỹ thuật

Định mức kinh tế – kỹ thuật là các trị số liệu quy định về mức chi phí hao hụt tư liệu lao động và nhân công cho một sản phẩm xây dựng nào đó. Định mức này được dùng để phục vụ sản xuất, thi công hoặc lập giá dự toán trong xây dựng.

Đây là loại định mức được lập trên cơ sở các số liệu quan sát thực tế, thống kê thực tế nhằm đảm báo tính khoa học – thực tiễn. Định mức kinh tế – kỹ thuật phản ánh đúng trình độ công nghệ và trình độ tổ chức sản xuất trong xây dựng ở một giai đoạn nhất định.

định mức là gì

Chính vì đây là tư liệu có tầm quan trọng trong định mức xây dựng, nên nó phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Có luận cứ khoa học về kinh tế, kỹ thuật, đảm bảo tính đúng đắn của kết quả về giá dự toán, giá dự thầu, dự toán thi công…
  • Định mức phải được xác định cho công tác hoặc kết cấu xây lắp tương đối hoàn chinh, phù hợp với nội dung thiết kế, thi công;
  • Định mức phải tính đến các thành tựu khoa học kỹ thuật ứng dụng vào xây dựng kèm theo các kinh nghiệm tiên tiến và khả năng thực tế của các tổ chức xây lắp ở điều kiện bình thường.
  • Kết cấu xây lắp phải được hệ thống đồng bộ theo yêu cầu kỹ thuật công trình, có thể áp dụng ơ điều kiện bình thường và phổ biến, phù hợp với cơ giới hiện tại.

Định mức tỷ lệ

Định mức tỷ lệ là loại định mức dùng để dự toán chi phí của một số loại công việc, chi phí khác trong đầu tư xây dựng. Định mức này bao gồm

  • Tư vấn đầu tư xây dựng,
  • Công trình phụ trợ, chuẩn bị công trường;
  • Chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và một số công việc… và các chi phí khác.

Các tập định mức dự toán của Bộ xây dựng cần biết khi lập dự toán công trình

định mức là gì

Phần xây dựng

Cho đến nay, Bộ Xây dựng đã có rất nhiều tập Định mức dự toán xây dựng công trình phần xây dựng, đây là loại định mức quan trọng nhất và cần được nghiên cứu kỹ trước khi tiến hành xây dựng.

STT Định mức Ngày ban hành Nội dung
1 1776/BXD-VP 16/08/2007 Định mức dự toán XDCT Phần Xây dựng công bố kèm theo văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng, hay còn gọi là định mức 1776
2 Định mức 1091/QĐ-BXD 26/12/2011 Bổ sung công tác xây gạch bằng vật liệu không nung
3 Định mức 1172/QĐ-BXD 26/12/2012 Sử dụng định mức dự toán xây dựng công trình kèm theo theo QĐ số 1172/QĐ-BXD chi phí nhân công công tác bả matit giảm 70% so với sử dụng định mức công bố theo công văn số 1776/BXD-VP
4 588/QĐ-BXD 29/05/2014 Xử lý nền đất yếu kho bãi, nhà máy, đường giao thông,… Bổ sung mới chương XII – Công tác bốc xếp, vận chuyển các loại vật liệu và cấu kiện xây dựng bằng ô tô (Mã hiệu AM.11000 đến AM.33000)
5 235/QĐ-BXD 04/04/2017 Công tác đóng cọc, ép cọc, nhổ cọc, khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi; Công tác làm đường; Công tác hoàn thiện áp dụng các loại sơn đang sử dụng rộng rãi trên thị trường
6 Định mức 1264/QĐ-BXD 18/12/2017 Sửa đổi và bổ sung công tác sử dụng vật liệu không nung

Tải Định mức dự toán xây dựng công trình Phần xây dựng mới nhất

Phần lắp đặt

Định mức dự toán XDCT phần Lắp đặt công bố kèm theo văn bản số 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng, bao gồm:

STT Định mức Ngày ban hành Nội dung
1 1777/BXD-VP 16/08/2007 Tương tự định mức dự toán xây dựng công trình ban hành kèm theo QĐ số 33/2005/QĐ-BXD
2 1173/QĐ-BXD 26/12/2012 Sửa đổi toàn bộ chương I: Lắp đặt hệ thống điện trong công trình công bố kèm theo CV số 1777/BXD-VP
3 587/QĐ-BXD 29/05/2014 Thay thế, sửa đổi bổ sung nhiều công tác thuộc chương II: Lắp đặt các loại ống và phụ tùng
4 236/QĐ-BXD 04/04/2017 Bổ sung công tác lắp đặt ống nhựa HDPE và phụ tùng bằng phương pháp hàng gia nhiệt (BB.5100).

Ngoài ra còn có Quyết định số 1149/QĐ-BXD ngày 09/11/2017 của Bộ Xây dựng công bố định mức dự toán xây dựng công trình Phần sửa chữa và bảo dưỡng công trình xây dựng; Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.

Khi sử dụng định mức cần lưu ý: khoa học kỹ thuật, sản xuất xây dựng liên tục thay đổi và phát triển. Vì thế các định mức có thể lạc hậu theo thời gian và liên tục được cập nhật. Vì vậy mới nói, định mức chính là kinh nghiệm chứ không phải là lý thuyết hoàn toàn. Cho nên người hiểu rõ định mực và kiểm nghiệm thực tế sẽ dễ dàng có nhiều kinh nghiệm trong lập định mức dự toán cho công trình tiếp theo.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu được định mức là gì và các loại định mức quan trọng trong xây dựng. Người làm định giá công trình không chỉ dựa vào định mức chung của Bộ Xây dựng, mà cần phải đánh giá theo tình trạng thực tế của công trình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *