Food court là gì? Cơ hội kinh doanh khu food court

food court là gì

Food court là mô hình kinh doanh ẩm thực gắn liền với trung tâm thương mại. Ngày nay, các quầy hàng ẩm thực này đang trở thành một hình thức đầu tư hấp dẫn. Vậy food court là gì? Đầu tư kinh doanh food court có lời không? Cùng Dapitale tìm hiểu về tiềm năng sinh lời của các quần hàng ẩm thực này trong bài viết dưới đây nhé!

Food court là gì?

Food court nghĩa là khu ăn uống có diện tích rộng thường nằm trong các siêu thị, trung tâm mua sắm, nơi các nhà hàng nhỏ bán nhiều loại thức ăn khác nhau. Thực khách có thể ngồi ăn ngay tại sảnh khu vực.

Bangkok food court

Mô hình khu food court đã xuất hiện từ rất lâu tại các nước láng giềng Singapore, Thái Lan, Hongkong…. Nổi tiếng nhất là: khu ẩm thực Maxwell Food Center (Singapore), khu KhaoSan Road tại Bangkok (Thái Lan), Phố Ẩm Thực Hoa Tây (Đài Loan)…

Sở dĩ khách hàng trong thành phố, dân văn phòng có xu hướng ưa chuộng khu ẩm thực food court là để tìm kiếm một chế độ ăn lành mạnh, thực phẩm chất lượng. Ngày nay, thay vì đi mua sắm tiện thể đi ăn, khách hàng vào mall thường có xu hướng đến khu food court để ăn uống trước, tiện thể thì mới ghé mua sắm. 

Đặc điểm của mô hình food court là gì?

food court là gì
Maxwell Food Center, Singapore

Phí thuê tương đối cao

Tuy không quá đắt đỏ như các mặt bằng kinh doanh mặt tiền đường, nhưng các khu ẩm thực cũng có giá thuê tương đối cao. Điển hình như khu ẩm thực food court Bến Thành Street Food Market, Food Central hay Cocochin trên đường Nguyễn Huệ thường khoảng 35 triệu đồng/tháng cho 4m tại Food Central hya 50 triệu đồng cho 8m tại Ben Thanh Street Food.

Tuy có giá thuê khá cao, nhưng tỷ lệ lấp đầy các khu food court này lại rất cao, lên đến 70 – 80% diện tích. Hơn nữa, không gian buôn bán ở đây được share với nhiều thương hiệu khác, cho nên có khả năng hoàn vốn nhanh hơn các mặt bằng riêng biệt.

Tuy nhiên, những chủ ki ốt cũng tiết kiệm chi phí vận hành khác như: phí nhân viên phục vụ, tạp vụ, bảo vệ, an ninh, camea, nội thất bàn ghế…. Đây là những khoản đã được chủ đầu tư food court trả cho khách thuê để duy trì hoạt động của cả khu.

Kinh doanh theo quan hệ cộng sinh

Mô hình khu ẩm thực food court bao gồm các gian hàng (ki ốt) nhỏ nằm cạnh nhau. Vì thế các thương hiệu ẩm thực trong khu có thể tận dụng khả năng cộng hưởng lẫn nhau để cùng phát triển.

Chính vì hệ sinh thái foodcourt là hình thức kinh doanh cộng sinh. Nên khách hàng hoàn toàn có thể có nhiều lựa chọn ẩm thực phong phú, từ các món Á, Âu đa dạng. Đi ngang một khu food court bất kỳ, bạn sẽ bắt gặp không ít các thương hiệu ẩm thực, đồ uống nổi tiếng như: Sushi Bar, Kichi Kichi, Thai Express, Wrap&Roll, Kem Baskin-Robbins…

Chịu ảnh hưởng của trung tâm thương mại

Mặc dù kinh doanh tại khu foodcourt có thể tận dụng khách tham quan mua sắm tại trung tâm. Nhưng áp lực kinh doanh lại đến từ khá nhiều phía, không chỉ chịu sức cạnh tranh giữa các thương hiệu mà còn phải phụ thuộc vào lượng khách vào mall.

Như vậy, sức cạnh tranh giữa các trung tâm thương mại là yếu tố quyết định doanh thu của các khu foodcourt. Đơn cử như thời điểm Cresent Mall (quận 7) ra đời, mall này đã thu hút hàng ngàn khách hàng. Tuy nhiên đến khi Vivo City khai trương, khách hàng lại ồ ạt kéo nhau tới TTTM này như một trào lưu mới. Khu food court tại Vincom cũng không tránh khỏi cạnh tranh khốc liệt này khi Takashimaya ra đời.

Bên cạnh áp lực về lượng khách hàng, hoạt động kinh doanh của khu foodcourt đều chịu sự giám sát chặt chẽ của TTTM. Giờ giấc hoạt động, chương trình khuyến mãi, nội quy trong mall và cả báo cáo doanh số đều tuân thủ quy định của ban điều hành trung tâm.

Lợi nhuận trên mỗi sản phẩm cao

Nếu bạn là một tín đồ ẩm thực thì không thể bỏ qua các khu ẩm thực hiện nay. Thông thường giá thức ăn trong khu food court không hề đắt đỏ như nhà hàng. Tuy nhiên, nó cũng khá cao hơn so với các quán vỉa hè. 

Nhờ hình ảnh thương hiệu sành điệu, họp với xu hướng giới trẻ, đáp ứng được nhu cầu thức ăn đảm bảo, tiện lợi, đa dạng…, các chủ doanh nghiệp dễ dàng thu lời nhanh chóng. 

Mô hình kinh doanh cafe kết hợp food court

Trong khi các chủ đầu tư và doanh nghiệp F&B đổ xô vào đầu tư kinh doanh mô hình khu ẩm thực thì mới đây, một hình thức kết hợp giữa ẩm thực – giải trí ra đời. Food Square Tân Phú là thí điểm đầu tiên cho mô hình này.

Mục đích của sự kết hợp này là tạo không gian cho giời trẻ và gia đình có không gian trải nghiệm ẩm thực kết hợp các hoạt động giải trí lành mạnh. Đồng thời cũng giảm áp lực phí thuê mặt bằng tại khu food court trong mall.

Một số hình thức kết hợp như:  khu cafe lounge, khu ăn uống thư giãn và khu trẻ em, sân vườn tổ chức party. Mặc dù được thiết kế hiện đại, không gian xanh thoáng mát nhưng mô hình này vẫn còn rất nhiều thách thức do địa điểm tại đây không có khách đến mua sắm, du lịch.

Những lưu ý khi đầu tư vào khu food court

Một môi trường kinh doanh văn minh và an toàn, doanh nghiệp đầu tư vào các khu food court hay các doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực hoàn toàn có được lợi thế cạnh tranh cao so với các hàng quán nhỏ lẻ.

Tuy nhiên, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các trung tâm thương mại cũng làm khá nhiều nhà đầu tư e ngại. Vì phí thuê không phải thấp, đổi lại, kinh doanh ẩm thực food court lại phụ thuộc khá nhiều vào lượng khách tham quan. Chính vì vậy, trước khi bỏ tiền đầu tư vào mô hình này, các nhà đầu tư cần xem xét đến việc tạo ra các giá trị khác biệt cho khách hàng. Đồng thời cân nhắc diện tích, chi phí thuê mặt bằng, phí quản lý, vận hành gian hàng…

Xem thêm

  • Bungalow là gì? Đặc điểm và kinh nghiệm kinh doanh Bungalow
  • Hostel là gì? Những đặc điểm để nhận dạng hostel gồm những gì

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *