Hồ sơ hoàn công là gì? Hồ sơ hoàn công gồm những gì?

hồ sơ hoàn công gồm những gì

Để hoàn thành công trình nhà ở, hồ sơ hoàn công (hồ sơ hoàn thành công trình) là tài liệu không thể thiếu trong quá trình nghiệm thu. Vậy hồ sơ hoàn công là gì? hồ sơ hoàn công bao gồm những gì? Mời bạn cùng Dapitale tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Hồ sơ hoàn công là gì?

Hồ sơ hoàn công là toàn bộ tài liệu, lý lịch của sản phầm công trình xây dựng. Hồ sơ hoàn công lưu lại nhật ký phê duyệt đầu tư, khảo sát thiết kế xây dựng, dự toán công trình, thi công, nghiệm thu…

Nói cách khác, tất cả quá trình xây dựng nên một công trình từ đầu đến cuối được gọi là hồ sơ hoàn công công trình xây dựng. Về mặt pháp lý, các giấy tờ trong hồ sơ hoàn công được Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 05/2015/TT-BXD.

Hồ sơ hoàn công công trình xây dựng bao gồm những gì?

hồ sơ hoàn công gồm những gì

Hồ sơ thi công xây dựng gồm những gì?

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 21 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP: danh mục hồ sơ hoàn thành công trình gồm hồ sơ pháp lý và hồ sơ quản lý chất lượng.

Hồ sơ hoàn công gồm bản gốc, các bản chính và các bản sao. Thể thức hồ sơ thanh toán và trình duyệt quyết toán được nêu tại các vản bản của Bộ Tài chính.

Tuy nhiên, một bộ hồ sơ hoàn công tối thiểu phải có 4 loại giấy tờ sau:

  • Giấy phép xây dựng
  • Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
  • Hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công, hồ sơ thi công xây dựng.
  • Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng

Hồ sơ pháp lý (do chủ đầu tư cung cấp)

  • Thông báo trúng thầu, giấy phép xây dựng.
  • Hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư và các bên liên quan: Nhà thầu tư vấn, khảo sát thiết kế, nhà thầu thi công, nhà . thầu giám sát…
  • Văn bản chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng các các công trình thành phần liên quan tới dự án gồm: Sử dụng điện, sử dụng nước, khải thác khoảng sản, cấp thoát nước, giao thông…
  •  Biên bản của sở xây dựng việc kiểm tra về quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư. Nghiệm thu từng hạng mục thành phần, toàn bộ công trình và đưa vào sử dụng.
  •  Ký quỹ đảm bảo thi công. Chứng minh năng lực của các đơn vị liên quan như: nhà thầu tư vấn, khảo sát thiết kế, thi công xây dựng, đơn vị cung cấp…
  • Cơ cấu quản lý dự án. Biên bản của sở xây dựng việc kiểm tra về quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư.

Hồ sơ quản lý chất lượng (do nhà thầu xây dựng cung cấp)

  • Bản vẽ hoàn công
  • Các chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng xác nhận chất lượng vật liệu sử dụng trong công trình
  • Biên bản nghiệm thu vật liệu sử dụng
  • Chứng chỉ xác nhận chủng loại và chất lượng của các trang thiết bị phục vụ sản xuất và hệ thống kỹ thuật lắp đặt trong công trình như: cấp nước, cấp điện, cấp ga…do nơi sản xuất cấp
  • Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng vật tư, thiết bị nhập khẩu sử dụng trong hạng mục công trình
  • Biên bản nghiệm thu chất lượng các công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị có kèm bản vẽ hoàn công tác xây lắp được nghiệm thu.
  • Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị bảo vệ.
  • Biên bản bàn giao mặt bằng thi công
  • Biên bản nghiệm thu công việc
  • Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị phòng cháy chữa cháy, nổ.
  • Biên bản nghiệm thu giai đoạn
  •  Biên bản nghiệm thu hoàn thành dự án
  • Biên bản xác nhận khối lượng từng giai đoạn và tổng hợp
  • Biên bản họp giao ban.
  • Nhật ký thi công xây dựng công trình.
  • Biên bản kiểm định môi trường,  môi sinh
  • Bản vẽ hoàn công công trình
  • Biên bản hoàn công xây dựng

Bản vẽ hoàn công là gì?

Bản vẽ hoàn công là bản vẽ thể hiện tình trạng thực tế của từng bộ phận, hạng mục chi tiết công trình sau khi xây. Bản vẽ hoàn công cho thấy kích thước trên thực tế so với kích thước bản thiết kế. Bản vẽ hoàn công có thể được lấy từ chính bản thiết kế ban đầu nếu công trình thi công theo đúng bản vẽ gốc và không có gì thay đổi.

Bên cạnh đó, bản vẽ hoàn công cần có dấu xác nhận và chữ ký của các bên có trách nhiệm, bao gồm: chủ đầu tư, người lập bản vẽ, đơn vị thi công, người giám sát. Bản vẽ hoàn công cũng bao gồm các hạng mục chi tiết giống như bản vẽ gốc.

Đơn vị thi công có trách nhiệm đóng dấu hoàn công vào bản vẽ.

Quy định của Nhà nước về bản vẽ hoàn công

Quy định của Nhà nước về bản vẽ hoàn công được quy định tại Điều 11 Thông tư 26/2016/TT-BXD như sau:

1. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành do mình thi công. Riêng các bộ phận công trình bị che khuất phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước, thông số thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo.

2. Đối với trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên trong liên danh có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công phần việc do mình thực hiện, không được ủy quyền cho thành viên khác trong liên danh thực hiện.

3. Việc lập và xác nhận bản vẽ hoàn công được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư này.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về hồ sơ hoàn công bao gồm những gì. Nắm rõ các thủ tục hoàn công và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết sẽ giúp quá trình nộp và thẩm định hồ sơ diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *