Văn phòng đại diện là gì?

văn phòng đại diện là gì

Khi có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thường chọn cách mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện. Vậy văn phòng đại diện là gì? Văn phòng đại diện có khác gì với chi nhánh? Cùng Dapitatle tìm hiểu về văn phòng đại diện qua bài viết dưới đây nhé!

Văn phòng đại diện là gì?

Văn phòng đại diện (tiếng anh: Representative Office) là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó” _ Theo Khoản 2 điều 45 Luật doanh nghiệp 2014, Văn phòng đại diện có thể được thành lập ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia.

Hiểu một cách cụ thể hơn, văn phòng đại diện được thành lập trong trường hợp daonh nghiệp muốn mở thêm đơn vị phụ thuộc chỉ có chức năng hỗ trợ doanh nghiệp để tiếp cận khách hàng và đối tác. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh.

Văn phòng đại diện là hình thức lựa chọn của các công ty du lịch, xây dựng, tư vấn… cho các dịch vụ không được thực hiện trực tiếp tại địa chỉ công ty.

văn phòng đại diện nước ngoài là gì

Cơ cấu tổ chức, quyền hạn của văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện thực hiện chức năng của một văn phòng liên lạc; thực hiện các hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường và đối tác mới.

Bên cạnh đó, VPĐD được quyền khắc con dấu, thuê, mướn lao động, được mở tài khoản ngân hàng riêng, có mã số thuế (13 số).

Tuy nhiên, văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh; không được tự nhân danh ký kết hợp đồng riêng. Tất cả các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của văn phòng đại diện được chịu trách nhiệm bời doanh nghiệp. Chính vậy nên việc hạch toán của văn phòng đại diện là phụ thuộc vào doanh nghiệp.

văn phòng đại diện có nhiều chức năng quan trọng

Văn phòng đại diện cũng mang nhiều chức năng quan trọng

Hình thức hạch toán, kế toán, kê khai thuế

  • VPĐD chỉ có hình thức hạch toán phụ thuộc.
  • Tờ khai lệ phí môn bài, nộp thuế môn bài, kê khai thuế của văn phòng đại diện được công ty mẹ có trách nhiệm nộp cho cơ quan thuế.
  • Nếu trong trường hợp có phát sinh việc mua hàng hóa và trực tiếp thanh toán để phục vụ cho mục đích hoạt động thì hóa đơn có thể xuất mang tên văn phòng đại diện và sau đó hóa đơn sẽ được chuyển về cho trụ sở chính để tiến hành kê khai thuế. Như vậy, văn phòng đại diện không được phép xuất hóa đơn.

Chi nhánh và văn phòng đại diện có khác nhau?

Về chức năng, phạm vi đăng ký

Chi nhánh cũng là một đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp, tuy nhiên, chi nhánh được quyền thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp và cả chức năng của văn phòng đại diện thông qua ủy quyền.

Bên cạnh đó, ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải là ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đã đăng ký.

Chi nhánh chỉ được phép đăng ký trong phạm vị trong nước, cùng tỉnh hoặc khác tỉnh

Về hình thức hạch toán, kế toán khai thuế

Chi nhánh có thể chọn 1 trong 2 hình thức: hạch toán phục thuộc hoặc hạch toán độc lập.

Tùy vào hình thức hạch toán mà có các hình thức kê khai thuế, tương ứng.

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp tại Việt Nam

Khi thành lập văn phòng đại diện, đơn vị kinh doanh phải làm hồ sơ đăng ký và thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố.

Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện gồm có:

  • Mã số doanh nghiệp;
  • Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
  • Tên văn phòng đại diện dự định thành lập;
  • Thông tin đăng ký thuế;
  • Họ, tên; nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp của người đứng đầu văn phòng đại diện;
  • Nội dung, phạm vi hoạt động của văn phòng đại diện;
  • Địa chỉ trụ sở văn phòng đại diện;
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Các loại văn bản kèm theo:

  • Văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên; hoặc của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập văn phòng đại diện;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu văn phòng đại diện;
  • Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện.

Nếu có nhu cầu xây dựng hoặc trang trí nội thất cho Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng, bạn có thể tham khảo dịch vụ xây nhà trọn gói của Công ty GROUP 4N với uy tín đã được khẳng định.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *