Định mức 1777 – Định mức dự toán phần lắp đặt

định mức 1777

Định mức là một tài liệu quan trọng trong xây dựng. Cùng Dapitale tìm hiểu nội dung, hướng dẫn áp dụng định mức 1777 – định mức dự toán xây dựng công trình – Phần lắp đặt trong bài viết dưới đây nhé!

Định mức 1777 là gì?

Định mức 1777 (hay định mức dự toán xây dựng công trình – Phần lắp đặt hệ thống điện trong công trình) là định mức kinh tế – kỹ thuật thể hiện mức hao phí; ống và phụ tùng ống; bảo ôn đường ống, phụ tùng và thiết bị; khai thác nước ngầm. Văn bản này được ban hành ngày 16 tháng 8 năm 2007 được ký bởi thứ trưởng Đinh Tiến Dũng.

định mức 1777

Định mức dự toán phần lắp đặt kèm theo văn bản này được các cơ quan; tổ chức; cá nhân có liên quan sử dụng vào việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. theo hướng dẫn tại Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007; của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Định mức dự toán được lập trên cơ sở các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; quy phạm kỹ thuật về thiết kế – thi công – nghiệm thu; mức cơ giới hoá chung trong ngành xây dựng; trang thiết bị kỹ thuật, biện pháp thi công và những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng (các vật tư mới, thiết bị và công nghệ thi công tiên tiến v.v…

Nội dung của định mức dự toán 1777/BXD-VP là gì?

Tập định mức dự toán được trình bày theo nhóm, loại công tác hoặc kết cấu lắp đặt và được mã hóa thống nhất theo tập Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần Lắp đặt đã được công bố kèm theo văn bản số 1777/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng sửa đổi và bổ sung vào chương II.

Nội dung tập định mức gồm 4 chương:

  • Chương I : Lắp đặt hệ thống điện trong công trình
  • Chương II : Lắp đặt các loại ống và phụ tùng
  • Chương III : Bảo ôn đường ống, phụ tùng và thiết bị
  • Chương IV : Khai thác nước ngầm

Mỗi loại định mức được trình bày tóm tắt thành phần công việc, điều kiện kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công và được xác định theo đơn vị tính phù hợp để thực hiện công tác lắp đặt đó.

Các thành phần hao phí trong Định mức dự toán được xác định theo nguyên tắc sau:

  • Mức hao phí vật liệu chính được tính bằng số lượng phù hợp với đơn vị tính của vật liệu;
  • Mức hao phí vật liệu khác được tính bằng tỷ lệ % tính trên chi phí vật liệu;
  • Mức hao phí lao động chính và lao động phụ được tính bằng số ngày công theo cấp bậc bình quân của công nhân trực tiếp lắp đặt;
  • Mức hao phí máy thi công chính được tính bằng số lượng ca máy sử dụng;
  • Mức hao phí máy thi công khác được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí sử dụng máy chính.

Hướng dẫn áp dụng định mức 1777

Tương tự định mức 1776, định mức dự toán Phần lắp đặt được áp dụng để lập đơn giá lắp đặt công trình. Bên cạnh đó, tài liệu này còn làm cơ sở để xác định dự toán chi phí xây dựng, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và tính tổng mức đầu tư xây dựng công trình.

Chiều cao được ghi trong Định mức dự toán là chiều cao chính xác tính từ cốt theo thiết kế công trình đến độ cao dưới hoặc bằng 4m. Đối với công trình thi công ở độ cao trên 4m được áp dụng định mức bốc xếp vận chuyển lên cao như quy định trong định mức dự toán xây dựng công trình – phần xây dựng.

Đối với công tác lắp đặt điện, đường ống và phụ tùng ống cấp thoát nước, điều hoà không khí, phụ kiện phục vụ sinh hoạt, bảo ôn và vệ sinh trong công trình phải dùng dàn giáo thép để thi công thì được áp dụng định mức lắp dựng, tháo dỡ dàn giáo thép công cụ trong tập định mức dự toán xây dựng công trình – phần xây dựng.

Bên cạnh thuyết minh và hướng dẫn áp dụng định mức, trong mỗi chương còn có phần thuyết minh và hướng dẫn cụ thể đối với từng nhóm, từng loại công tác lắp đặt phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện và biện pháp thi công.

Tải định mức 1777/BXD-VP – Phần lắp đặt

Tải định mức 1777 ebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *