Mua chung đất nhưng không có tên trên sổ đỏ phải làm sao?

Có một người mua chung đất với họ hàng và nói với mọi người sau này sẽ để lại cho con họ. Người đó chết đột ngột sau 1 tháng và không để lại di chúc. Người con muốn tách sổ đỏ nhưng người họ hàng đó lại không đồng ý bảo mảnh đất này là của riêng họ. Người con không biết làm thế nào khi tất cả sổ đỏ và mọi giấy tờ đều đứng tên người ta. Nếu bạn rơi vào trường hợp đó bạn sẽ giải quyết như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề mua chung đất nhưng không có tên trên sổ đỏ.

Pháp luật giải quyết khi mua đất chung nhưng không có tên trên sổ đỏ như thế nào?

Pháp luật Việt Nam có rất nhiều bộ luật, điều khoản giúp người dân giải quyết vấn đề đất đai, sổ đỏ. Trong đó có các điều khoản giúp bạn giải quyết vấn đề trên.

Theo điểm b mục 2.4 Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình có ghi: trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo Ủy quyền… thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.

Khi chết đột ngột không để lại di chúc nhưng trước 1 tháng đã để lại lời nói để lại di sản cho con trước mọi người. Nên theo điểm a khoản 1 điều 615 Bộ luật dân sự 2015, quyền thừa kế sẽ thuộc về hàng thừa kế thứ nhất: con đẻ. Vậy mà bạn có thể khởi kiện người họ hàng để đòi lại di sản của mẹ bạn.

Tuy nhiên, theo khoản 2 điều 98 luật đất đai 2013 về nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, mẹ và họ hàng của bạn cùng chung vốn mua miếng đất thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ ghi tên 2 người. Nhưng các giấy tờ và sổ đỏ đều đứng tên người họ hàng của bạn và không có giấy tờ chứng minh họ góp vốn chung mua miếng đất nên việc khởi kiện rất khó khăn.

Để chứng minh việc mẹ và họ hàng bạn đã góp vốn chung mua đất, bạn nên đi tìm người chủ sở hữu cũ của miếng đất để họ ra làm chứng hoặc là những người đã chứng kiến, biết việc hai người góp vốn để họ xác nhân. Ngoài ra, bạn nên đi thu thập những tin nhắn, email, đoạn ghi âm cuộc nói chuyện có liên quan để chúng minh việc góp vốn mua chung đất trước Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình và khả năng thắng kiện của bạn sẽ cao hơn.

Một số gợi ý khi mua góp vốn mua chung đất

Do người mẹ mất, người con mới biết đất mẹ mình mua góp vốn mua chung không có tên mẹ trong sổ đỏ. Nên để trường hợp trên không xảy ra với con bạn hay khi bạn muốn tách hộ khẩu thì bạn nên làm các điều sau:

Thứ nhất, trước khi góp vốn mua chung bạn nên tìm hiểu kỹ về người góp chung vốn với mình

Thứ hai,  khi góp vốn mua chung, bạn nên xem xét các giấy tờ, sổ đỏ xem có tên mình không. Và bạn nên photo thêm 1 bản có công chứng để đề phòng người mua chung với mình làm giả giấy tờ.

Qua bài viết “Mua chung đất nhưng không có tên trên sổ đỏ phải làm sao?”, mong các bạn khi mua đất chung nên cẩn thận hơn. Công nghệ ngày càng phát triển cộng với bất động sản đang có nhiều biến động gây lo lắng cho các chủ đầu tư cũng như chủ sở hữu , việc làm giả giấy tờ nhà đất rất dễ, bạn hãy xem xét, điều tra kỹ khi đưa ra quyết định của mình.

Xem thêm

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *