Phải làm gì khi mất đất vì hợp đồng ghi giá mua thấp hơn thực tế?

Khi mua bán nhà đất, hợp đồng là điều kiện bắt buộc phải có để cả hai bên người mua và bán nắm rõ được quyền lợi của mình. Tuy nhiên có nhiều trường hợp mất đất vì hợp đồng ghi giá mua thấp hơn thực tế. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc phải xử lý như thế nào nếu gặp phải tình huống như trên.

Vì sao lại xảy ra tình trạng mất đất vì hợp đồng ghi giá mua thấp hơn thực tế?

Xuất phát từ việc tham những khoản lợi ích nhỏ, nhiều người đã thỏa thuận với nhau ghi giá bán trên hợp đồng công chứng thấp hơn so với giá bán thực tế. Điều này giúp người bán giảm được tiền thuế thu nhập cá nhân, đồng thời bên người mua cũng sẽ được giảm một ít tiền phải trả. Những tưởng chiêu trò này sẽ giúp cả hai bên đạt được mục đích, nhưng sau đó lại xảy ra một vài trường hợp dở khóc dở cười như tình huống sau:

Bên A và bên B thỏa thuận mua bán đất với giá 800 triệu đồng. Tuy nhiên sau một hồi bàn bạc, cả hai quyết định ghi số tiền trong bản hợp đồng công chứng là 500 triệu đồng để nhằm mục đích trốn thuế và tư lợi cá nhân. Sau đó bên A kiên quyết không giao ra số tiền 300 triệu đồng còn lại vì cho rằng đã làm đúng theo hợp đồng. Vậy trong trường hợp này, bên B có thể khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và tòa án liệu có chấp nhận hay không?

Rất nhiều người đã “lách luật” trốn thuế bằng phương pháp này

Đây có phải hành vi vi phạm pháp luật?

Trước hết, có thể khẳng định một điều đây là hành vi vi phạm pháp luật, mà cụ thể là hành vi trốn thuế từ thu nhập chuyển quyền sử dụng đất. Điều có thể nhìn thấy rõ ràng nhất là khi bên B đồng ý thỏa thuận này với bên A, bên B đồng thời phải chấp nhận những rủi ro có thể xảy đến nếu bên A không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán. Cụ thể ở tình huống này là bên A không giao trả 300 triệu đồng cho bên B.

Vì vậy, để tránh xảy ra trường hợp mất đất vì hợp đồng ghi giá mua thấp hơn thực tế thì hai bên nên có thêm một giao kết khác. Giao kết này sẽ thỏa thuận về việc hoàn thành nghĩa vụ thanh toán giá trị thực của hợp đồng. Như thế, bên B sẽ có đầy đủ căn cứ để khởi kiện bên A và yêu cầu bên A hoàn trả lại phần còn lại của hợp đồng.

Có thể khởi kiện lên Tòa án trong trường hợp này hay không?

Hãy cẩn thận khi đồng ý với giao dịch mua bán tránh “tiền mất tật mang”

Điều 122 Bộ luật dân sự 2015 có ghi rõ về Giao dịch dân sự vô hiệu:

Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại “Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.”

Vì vậy nếu bên B muốn khởi kiện bên A yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì phải thỏa mãn các điều kiện thuộc Điều 117 Bộ luật dân sự 2015:

  1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
  1. Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  2. Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  3. Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  4. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Như vậy có thể khẳng định hợp đồng của bên A và bên B là có hiệu lực. Vì thế trong trường hợp này bên B không thể khởi kiện vì bên A đã hoàn thành thanh toán đủ số tiền được ghi trong hợp đồng. Do đó, yêu cầu của bên B sẽ không được Tòa án chấp nhận.

Trên đây là những thông tin chia sẻ cho bạn đọc trong trường hợp mất đất vì hợp đồng ghi giá mua thấp hơn thực tế. Hy vọng bạn đọc sẽ giữ được sự bình tĩnh và tỉnh táo khi làm hợp đồng mua bán nhà đất, đồng thời không bị lợi ích nhỏ mà đồng ý với hành vi vi phạm pháp luật.

Xem thêm

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *